SỰ KHÁC NHAU GIỮA DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ DIESEL VÀ ĐỘNG CƠ XĂNG

Hiện nay, động cơ đốt trong phổ biến nhất là động cơ xăng (loại 4T) và động cơ diesel (loại 4T). Giữa 2 loại động cơ này có sự khác nhau cơ bản tạo nên một số đặc điểm riêng, từ đó cần chất bôi trơn cung cấp các tính chất phù hợp cho mỗi loại động cơ.

1. Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng, động cơ diesel 4 thì (4T)

Động cơ xăng dùng nhiên liệu là xăng (được xếp vào loại nhiên liệu nhẹ), động cơ diesel dùng nhiên liệu là diesel hay còn loại là DO (đây là một loại nhiên liệu nặng).

Động cơ xăng hoạt động được là nhờ sự cháy của hỗn hợp của không khí và hơi xăng thông qua bugi đánh lửa (Cháy cưởng bức). Ngọn lửa xuất phát từ bugi sẽ cháy lan trong buồng đốt (có bao nhiêu bugi sẽ có bấy nhiêu điểm cháy).

Hình ảnh: Sưu tầm

Động cơ diesel cháy được là nhờ hỗn hợp của không khí và hơi diesel tự bắt cháy ở áp suất cao. Quá trình tự bắt cháy này là nhờ nhiên liệu diesel này bị oxi hóa trong môi trường có oxy không khí, nhiệt độ cao và áp suất cao. Sẽ có rất nhiều điểm cháy trong động cơ diesel (cháy đa điểm).

Tỷ số nén của động cơ xăng thường xung quanh 10:1, còn động cơ diesel thường cao hơn 20:1, vì vậy áp suất và nhiệt ở cuối kỳ nén của động cơ diesel cao hơn động cơ xăng. Áp suất cao, nhiệt độ cao kết hợp với tính chất dễ bị oxy hóa của diesel giúp diesel tự bắt cháy trong môi trường có oxy không khí.

2. Hệ quả khác nhau của 2 loại động cơ này

Do nguyên lý cơ bản của 2 loại động cơ này có sự khác nhau như trên nên có một số hệ quả khác nhau giữa chúng:

Trong động cơ diesel: khi diesel được phun vào trong buồng đốt chứa không khí đã nén có nhiệt độ cao, diesel sẽ nhanh chóng hóa hơi và hòa trộn với không khí này. Do dòng khí xoáy và thời gian hòa trộn ngắn làm cho hỗn hợp này hòa trộn không đều. Trong quá trình cháy các vị trí thiếu oxy (dự nhiên liệu) sẽ sinh ra nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn nhất là bồ hóng (mụi than) ở dạng hạt. Ngoài ra, khi động cơ diesel cháy có nhiệt độ và áp suất lên rất cao (vì tỷ số nén cao) là môi trường thuận lợi cho phản ứng hình thành khí NOx. Bồ hóng, khí NOx là thành phần cần kiểm soát của khí thải từ động cơ đốt trong.

Trong độ cơ xăng: hỗn hợp xăng và không khí đã hòa trộn trước rồi mới nạp vào buồng đốt, do đó sự hòa trộn này tốt hơn so với trong đông cơ diesel, quá trình cháy sẽ rất ít sinh ra bồ hóng (mụi than). Một hệ quả khác của động cơ xăng là quá trình cháy lan từ bugi với tốc độ rất nhanh có thể làm tắt ngọn lửa ở các vị trí xa bugi có góc cạnh, nhất là các góc hình thành giữa thành xi-lanh và đầu piston. Để hạn chế sự tắt ngọn lửa đột ngột, nhà chế tạo thường tạo hỗn hợp cháy giàu nhiên liệu (dư nhiên liệu) làm cho khí thải phát sinh nhiều khí hydro-carbon (hơi xăng và hơi xăng đã bị oxy hóa 1 phần như xeton, andehit…) và khí CO. Ngoài ra mặc dù động cơ xăng có áp suất không cao bằng động cơ diesel nhưng nhiệt độ cháy cao thuận lợi hình thành khí NOx. Khí hydro-carbon, CO, NOx là thành phần cần kiểm soát của khí thải động cơ đốt trong.

Như vậy động cơ diesel yêu cầu dầu nhờn động cơ phải kiểm soát tốt bồ hóng trong suốt chu kỳ thay nhớt (tránh đóng cặn, giảm mài mòn do bồ hóng), còn động cơ xăng cần kiểm soát tốt sự oxy hóa dầu nhớt (do nhiệt độ cao), hàm lượng tro thấp. Về cơ bản 2 loại dầu này không khác nhau nhiều, chủ yếu là nâng cao các yếu tố vừa nêu.

3. Dầu động cơ xăng và dầu động cơ diesel

Dựa trên các tiêu chuẩn phân loại, chứng nhận… phổ biến hiện nay như API (Viện dầu mỏ Hoa kỳ), ACEA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu)… có thể có sự phân biệt 2 loại dầu này.

Ví dụ như:

API: SP, SN plus, SN, SM, SL… phù hợp sử dụng cho động cơ xăng

API: CK-4, CJ-4, CI-4 plus, CI-4, CH-4… là phù hợp cho động cơ diesel

ACEA: A7, A5, A3, A1 là phù hợp cho động cơ xăng hạng nhẹ

ACEA: B7, B5, B4, B3, B1 là phù hợp cho động cơ diesel hạng nhẹ

ACEA: E9, E8, E7, E6, E5… là phù hợp cho động cơ diesel hạng nặng

Ngày nay các nhà sản xuất dầu nhớt có thể cung cấp một loại dầu động cơ đa năng đáp ứng yêu cầu của động cơ xăng và cả động cơ diesel. Ví dụ như các tiêu chuẩn:

API: CJ-4/SN, CK-4/SN, CI-4/SL, CF-4/SG, CF/SF…

ACEA: A7/B7, A5/B5, A3/B4, A3/B3, A1/B1 (động cơ xăng/diesel hạng nhẹ)

ACEA C6, C5, C4, C3, C2, C1 (động cơ xăng/diesel hạng nhẹ có bộ lọc khí thải)

Việc lựa chọn dầu nhớt nào để phù hợp với động cơ đòi hỏi các bác tài phải am hiểu về xe của mình. Nếu vẫn chưa chọn được dầu nhớt phù hợp, hãy tham khảo ngay dầu nhớt AUTOX FURION.

Dầu nhớt xe tải AutoX Furion 15W40

 

Sản phẩm AUTOX FURION 15W40/20W-50 API CI-4/SLAUTOX FURION 20W-50 API CF-4/SG là dầu có tính đa năng, dầu phù hợp cho các loại động cơ diesel hạng nặng (độ nhớt 15W-40 dành cho xe mới, 20W-50 dành cho xe cũ) và cả động cơ xăng hạng nhẹ có tuổi cao.

Tham khảo thêm

Bạn có biết giảm chi phí bảo trì bằng cách thay dầu nhớt đúng cách – AutoX Dầu nhớt Thuỵ Sĩ

6 bước thay nhớt xe tải đúng cách cùng AutoX Furion

Khi nào nên thay nhớt xe tải

Sự khách nhau giữa dầu nhớt động cơ Diesel và động cơ xăng

AutoX Furion và 3 điều cần biết khi thay dầu

Dầu nhớt cho xe tải nặng – AutoX Furion

Sự pha loãng dầu cho động cơ diesel

Liên hệ ngay fanpage AutoX – Dầu nhớt Thuỵ Sĩ hoặc truy cập website để biết thêm thông tin.

Hotline: 090 759 7509